Lean Startup - Mô hình khởi nghiệp của Google và Facebook

Lean Startup
Lean Startup là 1 quy trình startup theo hướng ĐƠN GIẢN + HIỆU QUẢ.

Cách khởi nghiệp thông thường:  bạn có ý tưởng --> Thuê nhân sự --> Viết kế hoạch kinh doanh --> 6 tháng phát triển --> 6 tháng để bán sản phẩm --> 10 người thì 7 người thất bại, 2 ngoi ngóp, 1 tạm thành công. 


Khách hàng mục tiêu không được dùng thử sản phẩm cho đến khi nó hoàn thiện.

Triết lý của Lean Startup là làm việc thông minh hơn, chứ không đơn thuần là chăm chỉ hơn. Thay vì tìm cách xây dựng đầy đủ tính năng của sản phẩm, bạn hãy chọn lọc ra 1 hoặc vài tính năng cơ bản nhất rồi hoàn thiện nó. Sản phẩm ở giao đoạn này được gọi là MVP (Minimum Viable Product _ sản phẩm dùng được ở mức tối thiểu, không có lỗi).

Nếu thành công, bạn có thể bắt đầu giai đoạn tiếp theo của dự án: thử nghiệm các nhóm khách hàng mới, bổ sung nhân lực cho các thử nghiệm tiên tiến hơn, cao cấp hơn. Cứ như vậy, sản phẩm sẽ liên tục được nâng cấp, liên tục có thêm tập khách hàng mới.

6 ƯU ĐIỂM CỦA LEAN STARTUP

  1. Thay vì thực hiện toàn bộ ý tưởng, Lean bắt bạn phải kiểm thử ý tưởng từ thực tế trước khi bắt tay làm.
  2. Thay vì thuê người sớm (tốn tiền), Lean yêu cầu bạn tự làm những việc trong giai đoạn đầu để cắt giảm chi phí.
  3. Thay vì viết kế hoạch kinh doanh, Lean hướng dẫn bạn vẽ mô hình Business Model Canvas trên một tờ giấy, mỗi ngày lại thay đổi cho phù hợp với thực tế thị trường.
  4. Thay vì dành 6 tháng ngồi code sản phẩm trong bí mật, Lean định hướng bạn cứ 2 tuần là ra một phiên bản demo để kiểm thử với khách hàng.
  5. Thay vì mất 1 năm để biết rằng ý tưởng ban đầu của mình là không phù hợp, Lean giúp bạn chỉ mất 2 tuần để kiểm chứng chúng.
  6. Thay vì tiêu sạch 200 triệu trong 1 năm, Lean đề xuất bạn chỉ tiêu 10 triệu / 2 tuần, xem thử độ khả thi rồi làm tiếp. Sau 2 tháng mà bỏ cuộc thì bạn chỉ mất 40 triệu.

QUY TRÌNH LEAN STARTUP GỒM 3 BƯỚC

  1. Build faster (xây dựng): hoàn thiện 1 vài tính năng của sản phẩm  --> Phiên bản mới
  2. Measure faster (đo lường): mang sản phẩm cho một nhóm khách hàng tiềm năng sử dụng để đánh giá hiệu quả: Gửi email, chạy quảng cáo Google, Facebook, đo lường traffic, user, buyer,..
  3. Learn faster (học hỏi): tiếp nhận phản hồi từ người sử dụng --> thêm / bớt / điều chỉnh tính năng cho phù hợp với thị trường.
    • Công khai ý tưởng trên Blog, MXH
    • Đặt câu hỏi trên các diễn đàn và lắng nghe trả lời
    • Công bố tính năng mới (sắp có) + PRE-SELL
    • Dùng quà tặng, ví dụ: giảm 50% cho những ai đăng ký sớm
    • Test các mẫu quảng cáo khác nhau: Tên, Thiết kế, Giao diện,...
    • Lấy ý kiến khách hàng cũ, khách hàng tiêu biểu.
    • Nhờ khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới, thưởng cả 2.

Quy trình lean startup
Với Lean, bạn làm từng cái nhỏ (cho đỡ tốn thời gian), đem ra thực tế kiểm chứng với khách hàng và thị trường, rồi rút ra bài học từ đó. Rồi cứ thế, qua chu kỳ tiếp theo, lấy những bài học từ chu kỳ trước để phát triển tiếp...

Lean Startup có thể áp dụng cho 1 doanh nghiệp mới hoặc 1 sản phẩm mới (bên trong 1 doanh nghiệp đang hoạt động). Bạn có thể tự lập team hoặc tham gia vào 1 team startup.

Cuối cùng, Lean chỉ là 1 mô hình để bạn tham khảo. Hãy áp dụng phù hợp với thực tế, không quá chậm, hay quá tiết kiệm mà mất cơ hội.

Nếu bạn có ý tưởng khởi nghiệp trên Internet / Mobile và đang bắt đầu triển khai,..bạn cần tìm người đồng hành, cần nguồn lực hỗ trợ, hoặc đơn giản chỉ là vài câu tư vấn, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với tôi: FB.com/trongtho - Tôi luôn dành sáng thứ 4 hàng tuần cafe startup.

Chúc bạn khởi nghiệp thành công
@Nguyễn Trọng Thơ

Nhận xét

  1. Cách thức này rất hay a ah, phù hợp với những sản phẩm mới ra mắt, giúp tối ưu quy trình , nhanh hơn đến tới tay của người sử dụng. Cảm ơn a

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét